Khi bạn là một ông vua trẻ con và xung quanh là một lũ gian thần thì đời bạn coi như bốc shit. Nhưng khi bạn là một ông vua trẻ con và lại được chính “kẻ độc ác nhất trong các quyền thần” bảo vệ thì chúc mừng, bạn đã an toàn.
Dưới sự che chở của Trần Thủ Độ, dù rất nhiều thế lực muốn lật đổ nhà Trần bao vây, nhưng Trần Cảnh vẫn có tuổi thơ êm ấm. Từ một bé trai 8 tuổi nhút nhát bưng nước rửa chân cho nữ hoàng, hở tí là quỳ lạy vì sợ Lý Phật Kim giận, Trần Cảnh lớn lên và trở thành một thanh niên vô cùng phong độ.
“Vua Thái Tông thân hành cầm quân đi đánh các trại Vĩnh An, Vĩnh Bình của nước Tống phía đường bộ, vượt qua châu Khâm, châu Liêm, tự xưng là Trai Lang, bỏ thuyền lớn ở trong cõi, chỉ đi bằng các thuyền nhỏ Kim Phụng, Nhật Quang, Nguyệt Quang. Người châu ấy không biết là vua, đều sợ hãi chạy trốn. Đến sau biết là vua mới chăng xích sắt giữa sông để chặn đường thủy. Khi trở về, vua sai nhổ lấy vài chục cái neo đem về.”
Cảnh từng ngồi thuyền phượt sang tận Trung Hoa, tự cầm quân tấn công Chiêm Thành, bắt giam sứ giả của một đế quốc từng giết 5% dân số địa cầu, và thậm chí còn dàn trận đánh nhau với Mông Cổ chính hiệu trên thảo nguyên (dù hành động này có hơi trẻ trâu). Nên biết, người Mông Cổ đáng sợ tới mức dù chỉ có một chiến binh đơn độc xông vào một ngôi làng rồi giết bừa vài người, dân làng cũng không dám trả thù vì sợ “lời hứa” làm cỏ của Đại Hãn. Đó là lý do vì sao dù đại quân Mông Cổ đã đi xa nhưng vẫn giữ được những vùng họ từng chiếm. Trần Cảnh dám tống sứ giả vào ngục tối luôn, điều cực kỳ cấm kỵ trong ngoại giao…
Nói chung mình thấy cuộc đời Trần Cảnh làm phim cũng tuyệt vời, một hoàng đế dũng cảm, tài năng, lớn lên trong nhung lụa nhưng không hư hỏng, và đặc biệt là mối tình bi kịch huyền thoại cùng Lý Phật Kim.
36 Comments
Phuong Nguyen
Và ông đẻ ra những người con cũng rất tuyệt vời.
Loc Vinh Pham
Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật là hai hoàng tử phong độ nhất.
Phuong Anh Mai Ha
lấy nhau từ hồi nhỏ quá bị nói k con, vậy mà sau lấy chồng khác vẫn có đấy thôi haiz
Loc Vinh Pham
Trần Cảnh và Lý Phật Kim có con trai là Trần Thịnh nhưng chết non. Trong khi Trần Thủ Độ cần gấp 1 đứa cháu thuộc hoàng tộc nhà Lý nên không chờ được.
Đinh Tuấn Vũ
Cái gì cũng có lần đầu dàn quân thử tí mà căng quá hen
Loc Vinh Pham
về sau thành Baghdad cũng trêu Mông Cổ kiểu này và hậu quả là nền văn minh hoàng kim của Hồi giáo sụp đổ, sách vở bị vứt đầy Lưỡng Hà đến mức mấy ngày liên tục nước đen luôn vì màu mực.
Hoàng Thái Cẩm Linh
Tại sao biết là vua lại chăng xích sắt chặn hả anh? @@
Loc Vinh Pham
bắt sống chứ sao, vua một nước lại liều mạng vào sâu đất địch, sau này có ông Trần Duệ Tông cũng kiểu này nên chết ở Quy Nhơn. Mấy ông vua Trần hay có cái máu này lắm.
Phuong Anh Mai Ha
thanks bạn nha ^^, chắc do LPK có con lúc trẻ quá
Hoàng Thái Cẩm Linh
Nhưng ko phải vua nó lại sợ à? Ngộ anh nhỉ. =)))
Loc Vinh Pham
nó tưởng một viên chiến tướng vô địch nào đó nên sợ. Mà chơi cờ vua thì dù xe tượng hậu có mạnh cỡ nào, chỉ cần bắt vua là thắng rồi. Khi biết là vua thì ráng mà đuổi bắt chứ sao.
Hoàng Thái Cẩm Linh
The more you know 0w0 Cảm ơn anh ạ.
Dũng Phan
Hehe. Vậy còn trường hợp khi bạn là một ông vua trẻ con và “kẻ độc ác nhất trong các quyền thần” không theo phe bạn, coi thường bạn, thì sao?
Loc Vinh Pham
“Tháng 6, năm 1399, Quý Ly tự xưng làm Quốc Tổ Chương Hoàng, vào ở cung Nhân Thọ, điềm nhiên mặc áo vàng, ra vào hoàng cung theo lệ như hoàng đế, dùng 12 cái lọng vàng. Con là Hán Thương xưng là Nhiếp thái phó, ở bên hữu điện Hoàng Nguyên. Nguyên Trừng làm tư đồ. Bảng văn thì đề là Phụng Nhiếp Chính Quốc Tổ Chương Hoàng, chỉ xưng là “dư” mà chưa dám xưng “trẫm”.”
Loc Vinh Pham
“Khi đó Mạc Đăng Dung đi bộ thì lọng phượng giát vàng, đi thuỷ thì thuyền rồng dây kéo, ra vào cung cấm, không kiêng sợ gì. Ông giết thị vệ Nguyễn Cấu, Đô lực sĩ Minh Sơn bá Nguyễn Thọ và Đàm Cử vốn là những người trung thành với Lê Chiêu Tông.
Trước sự lớn mạnh của thế lực Mạc Đăng Dung, vua và các cựu thần nhà Lê không bằng lòng, nhưng bất lực. Nghe theo lời một số cận thần trung thành, đêm 27 tháng 7 năm 1522, Chiêu Tông rời kinh thành chạy sang Sơn Tây hiệu triệu bốn phương hỏi tội Mạc Đăng Dung.”
Phuong Nguyen
Con rể Trần Bình Trọng, con nuôi Trần Khánh Dư. Ích Tắc có tài mà ko hiểu sao hàng Nguyên.
Dũng Phan
Hahaha. Câu trả lời đúng rồi. Nhưng nói sao cho đầy đủ hơn nhỉ? Nhìn xa hơn một chút nữa xem. Chuyện Hồ Quý Ly chỉ là 1 trong 3 trường hợp của lịch sử trong câu hỏi của anh thôi. Có 3 đáp án sau khi “vua trẻ” bị “quyền thần” lấn át.
Loc Vinh Pham
em nghĩ là một là ra mặt như Hồ Quý Ly, hai là ép vua tự nhường ngôi như Mạc Đăng Dung, ba là làm chúa rồi xem vua như búp bê giống Trịnh Tùng.
Bùi Toàn
Thời Trần giai đoạn đầu đúng là hùng tráng
Đình Trí
Hạnh Đào
Hạnh Đào
Vẫn ko thể biện minh cho hành động dùng phụ nữ làm công cụ cho các ông tranh quyền đoạt vị đc
Dũng Phan
Trường hợp khi bạn là một ông vua trẻ con và “kẻ độc ác nhất trong các quyền thần” không theo phe bạn, coi thường bạn, thì có 3 đáp án:
1/ Đời bạn coi như bế mạc. Gã quyền thần ấy sẽ hoặc soán ngôi đoạt đích. Trường hợp Hồ Quý Ly soán Trần Thiếu Đế, Mạc Đăng Dung soán Lê Chiêu Tông (như em kể). Với điều kiện cả Quý Ly và Đăng Dung đều có “thiên thời địa lợi nhân hòa” để làm chuyện đó. Nhưng 2 người này chưa nhìn ra hết nên đã soán khi khoai chưa nhừ, dẫn đến thê thảm sau này.
2/ Hoặc xây bù nhìn mới. Trong trường hợp “chưa chín” thì đa số quyền thần đều dùng theo kiểu này, đó là thay vua này bằng vua kia. Ở Trung Quốc có trường hợp về Đổng Trác thay vua Thiếu Đế bằng vua Hiến Đế. Ở Việt Nam có trường hợp Pháp dùng Đồng Khánh thay Hàm Nghi.
Nhưng ĐỈNH CAO TRÍ TUỆ nhất, hay là cái “tiến hóa” của việc thay vua, và bớt mũi nhọn từ việc chiếm ngôi, để chọn đứng giữa chính là trong vụ Trịnh Tùng như em nói . “Vua Lê – Chúa Trịnh” là một chiêu bài chính trị cực đỉnh và cực hiếm mà lịch sử thế giới ít ai nghĩ tới.
3/ Đáp án cuối cùng, là bản thân vị vua kia. Lịch sử có 1 vị vua lên ngôi khi 8 tuổi, bị 1 quyền thần lấn át suốt 6 năm, vẫn vâng dạ để giữ yên cho mình, và đến 14 tuổi thì ra tay trong âm thầm, sét đánh không kịp bưng tai, giết luôn tay quyền thần kia, và lấy quyền về cho mình.
Vua nhỏ tuổi giết được quyền thần, thì dự báo tương lai thế nào, ai cũng hiểu rồi.
Vị vua ấy được xem là 1 trong 2 vị vua vĩ đại nhất lịch sử Trung Hoa, xếp ngang với Lý Thế Dân. Đấy là Khang Hi và vụ án kia chính là vụ án trừ Ngao Bái.
Đó là 3 đáp án cho trường hợp này ! Còn Trần Cảnh như em kể thì khác, Trần Cảnh và Trần Thủ Độ thuộc 1 dòng máu, và đó là âm mưu để Thủ Độ lấy ngôi của nhà Lý.
Nguyễn Giang
Khổ thân cả mấy ng đó. Ông Độ sống lúc nào cũng nơm nớp lo mất ngôi
Châu Pachay
Chuyện của Trần Ích Tắc có vài giả thuyết đấy :v
Trần Thụy Hân
Em xin lỗi nhưng cho em hỏi, có phải anh Dũng là admin page The X file of History không ạ?
Dũng Phan
Trần Thụy Hân Ừm, đúng rồi em. Cảm ơn em đã đọc page.
Loc Vinh Pham
thật ra cùng dòng máu cũng chưa chắc đã bảo vệ nhau, như Minh Thành Tổ cũng dẫn quân Mông Cổ vào đánh Minh Huệ Đế rồi cướp ngôi của cháu mình luôn anh. Thủ Độ cũng hoàn toàn làm thế được nếu ông ta muốn.
Tuấn Anh
Dũng Phan hình như Nhật Bản cũng có Mạc phủ, một hình thức như chúa Trịnh thì phải mà ra đời cũng sớm hơn
Loc Vinh Pham
Trần Cảnh rất sợ Trần Thủ Độ chứ không đơn giản là nể. Có người tố cáo Trần Thủ Độ át quyền vua, Cảnh cũng vội vàng dẫn người đó đến méc lại chú. Trần Thủ Độ nói: “đúng là như thế”, rồi tặng tiền bạc cho người tố cáo. Gian hùng kinh khủng. :))
Loc Vinh Pham
“Mấy năm đầu vua Thái Tôn có tính tà dâm, đều do Thủ Độ xui bảo cả; đến mấy năm sau để ý học vấn, tấn tới được nhiều, lại càng nghiên cứu điển cố trong kinh sách, có làm ra sách “Khóa Hư lục” mến cảnh sơn lâm, coi sinh tử như nhau, tuy ý hơi giống đạo Phật không hư, nhưng mà ý chí thì khoáng đạt, sâu xa cho nên bỏ ngôi báu coi như trút giầy rách thôi.”
Minh Thành
Những đoạn này a trích ở những sách nào vậy, gt e được k
Dũng Phan
Tuấn Anh Đúng rồi, Mạc Phủ. Nhưng hình thức tương tự còn bản chất khác nhau. Vì chế độ phong kiến Nhật Bản mang đặc thù khác Việt Nam. Ở trường hợp của Mạc Phủ liên quan đến các Shogun – lãnh đạo tầng lớp võ sĩ đạo, tướng quân có quyền hành lớn. Nên đến ngày đến tháng họ tự làm lãnh chúa riêng. Lấy Thiên Hoàng làm biểu tượng của tín ngưỡng. Còn trường hợp của Trịnh Tông là vấn đề có nên “thoán đoạt” hay không? Và ông lựa chọn chuyện lập nên một phủ riêng, biến vua thành bù nhìn. Làm song song.
Tức Mạc Phủ – Thiên Hoàng có thể hiểu là một bên quân sự (các shogun) và một bên dân sự.
Còn Vua Lê – Chúa Trịnh thì đơn thuần là 2 quân bài dân sự. Khéo léo lách ra.
Dũng Phan
Loc Vinh Pham Uhm, anh biết nên mới có 1 câu nhỏ thòng phía sau đấy ” âm mưu để Thủ Độ lấy ngôi của nhà Lý.”
Hoàn cảnh của Trần Thủ Độ – Trần Cảnh khi đó khác ở điểm họ có cùng 1 kẻ thù chung là nhà Lý và những người ủng hộ nhà Lý. Cần phải nói hoàn cảnh khi đó, Trần Thủ Độ muốn tiếm ngôi nhưng chưa tìm ra được lý do. Đúng lúc đó chứng kiến cảnh Chiêu Hoàng tạt nước, tán tỉnh Trần Cảnh nên “mượn nước đẩy thuyền” luôn.
Có nghĩa ban đầu Trần Cảnh là 1 quân cờ để lấy ngôi, và quân cờ đó đương nhiên cần bảo vệ chứ không thể thoán đọat, vì anh ở hoàn cảnh thay triều đổi đại.
Đương nhiên sau này, giống bài viết của em, Trần Cảnh trưởng thành dần dần, và ông chứng tỏ mình là 1 vị vua giỏi. Thực ra anh đã thích ông từ khi ông cứu An Sinh Vương Trần Liễu trước mũi gươm của Thủ Độ rồi.
Hồ Tuấn
Ngẫm lại việc nhà Trần lên nắm quyền cũng tổng hợp nhiều yếu tố ly kỳ mà ít triều đại trên thế giới có được. Gặp thời phò trợ nhà Lý xong tham gia vào triều đình. Lợi dụng tình thế nữ hoàng Chiêu Hoàng để gả Trần Cảnh xong bày trò “nhường ngôi cho chồng”, Kết quả hậu duệ đời sau là một nửa nhà Lý góp phần xoa dịu sự chống đối phe ủng hộ nhà Lý. Sự kiện quân Nguyên xâm lược là yếu tố tích cực giúp nhà Trần được củng cố và đạt được tính chính danh với dân Đại Việt.
Nhật Linh Nguyễn
nếu k có sự kiện kháng Nguyên thì chắc nhà Trần bị chửi hơi kinh đấy!:)).dù sao công lao lấn át tội.:))
Anack Sunaman
Còn trường hợp phe quyên thần nghich vua trẻ kh nhỉ ? Kể cả ngoài VN và TQ . Ly Long Cơ có dc tính trong trường hợp nay kh ?